Ưu nhược điểm của xe MPV là gì?
Với thiết kế đặc biệt đi cùng khả năng chuyển đổi linh động để đáp ứng các nhu cầu người dùng, xe từ đó có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm của xe MPV
Ưu điểm lớn nhất của xe MPV là tính đa dụng cao nhờ có khoang cabin rộng rãi, thoải mái, có nhiều ghế hành khách và có thể đẩy, trượt, gập, tháo rời như ý muốn. Xe không bị bó buộc công năng như các mẫu SUV hay crossover, nê có thể dùng chở nhiều hành khách hay các hàng hóa cồng kềnh.
Tiếp theo, xe có chiều dài cơ sở và đỉnh xe cao nên không gian ngồi cho hành khách trong xe vô cùng thoải mái. Xe không chú trọng về thiết kế, mà chú trọng ưu tiên cabin rộng rãi, cải tiến nội thất để tối ưu diện tích trong xe tốt nhất. Không gian trong xe không bị gò bó, giới hạn, không thể thay đổi như xe SUV/CUV, do đó nó được nhiều khách hàng sử dụng để phục vụ vận chuyển người hay hàng hóa.
Nhược điểm của xe MPV
Như đã nói ở trên, dòng xe này thường có kiểu dáng đơn giản. Các hãng xe luôn không chú trọng nhiều đến thiết kế ngoại thất xe, mà chú trọng cho thiết kế nội thất, năng cao tính năng an toàn, hỗ trợ lái tốt hơn. Xe ít có những đường nét họa tiết bên ngoài sống động, không chăm chút thiết kế đèn, gương, lưới tản nhiệt,…
Kích thước to lớn, gầm thấp nên khá khó khăn khi di chuyển trong tuyến phố, đường nội đô đông đúc. Xe di chuyển trong ngõ dễ gây tắc đường, khó quay đầu, rẽ hướng,… trong ngõ nhỏ. Xe chỉ phù hợp di chuyển trên các trục đường bằng phẳng và rộng rãi.
Xe MPV sở hữu ưu điểm lớn là khoang cabin rộng rãi
Phân loại xe oto MPV
Ở Việt Nam, xe MPV được chia thành các dòng xe sau:
- MPV cỡ nhỏ
- MPV cỡ trung
- MPV cỡ lớn
- Xe MPV hạng sang.
Dưới đây là một số giới thiệu các mẫu xe thuộc từng phân khúc xe MPV có trên thị trường:
Các dòng MPV cỡ nhỏ giá rẻ
Trong phân khúc này, có một số “tên tuổi” sáng giá như sau:
- Suzuki Ertiga nhập khẩu từ Indonesia với 2 phiên bản: MT và Sport. Xe có giá bán từ 539,9 – 609,9 triệu đồng.
- Suzuki XL7 hiện có doanh số bán ra rất tốt, với 2 phiên bản: GLX và Sport Limited, có giá bán dao động từ 599 – 639 triệu đồng.
- Toyota Avanza Premio xứng đáng là mẫu xe MPV giá rẻ nhất với 2 phiên bản số sàn và số tự động CVT, gia sbans dao động tầm 500 – 598 triệu đồng.
- Mitsubishi Xpander có 3 phiên bản: MT, AT và Xpander Cross, với mức giá từ 555 – 688 triệu đồng.
- Kia Rondo của THACO Trường Hải lắp ráp có 2 phiên bản: 2.0 GMT và 2.0 GAT Deluxe với gia sbans từ 559 – 655 triệu đồng.
- Toyota Veloz Cross thuộc phân khúc hạng B mới ra mắt không lâu, có giá bán 658 – 698 triệu đồng.
Các dòng MPV cỡ trung
Mẫu xe bạn nên tham khảo trong phân khúc này chính là Toyota Innova có 2 tùy chọn: hộp số sàn 5 cấp và hộp số tự động 6 cấp. Xe có giá từ 755 – 995 triệu đồng.
Các dòng MPV cỡ lớn
Một số tên tuổi dòng xe trong phân khúc này tốt gồm:
- Kia Carnival tầm giá từ 1- 2,499 tỷ đồng với 7 phiên bản, trong đó có phiên bản cao cấp dành riêng cho khách hàng VIP.
- Peugeot Traveller có 2 phiên bản Luxury và Premium với mức giá từ 1,599 – 2,089 tỷ đồng.
Các dòng MPV hạng sang
Những cái tên sáng giá nhất “toàn cầu” phải kể đến như:
- Toyota Alphard cỡ lớn hạng sang với những thiết kế, tính năng, chất liệu hàng đầu. Xe có giá khoảng 4,37 tỷ đồng
- Mercedes-Benz V-Class với nhiều phiên bản 7 chỗ, 8 chỗ và 9 chỗ. Xe có gia sbans từ 2,845 – 3,445 tỷ đồng.
- Lexus LM nổi tiếng thế giới có 2 biến thể là LM 350 4 chỗ và 7 chỗ. Xe có giá từ 6,8 – 8,2 tỷ đồng.
Mẫu xe MPV hạng sang đi cùng thiết kế và nội thất, tiện ích sang trọng, đẳng cấp nhất
Sự khác nhau giữa dòng xe MPV và SUV
Xuyên suốt lịch sử phát triển, xe ô tô đã phân ra nhiều chủng loại khác nhau dựa trên kích thước, số lượng chỗ ngồi hoặc mẫu thiết kế,... Trong đó, MPV và SUV là 2 dòng xe có tính phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, vì sở hữu nhiều điểm tương đồng về thiết kế nên người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt 2 mẫu xe này.
So sánh xe MPV và SUV về kết cấu xe
- Vậy để phân biệt rõ xe SUV và MPV thì cần phải hiểu rõ khái niệm của từng dòng xe. MPV (Multiple-Purpose Vehicle) là loại xe đa dụng, hay còn được gọi với cái tên xe minivan. Còn SUV (Sport Utility Vehicle) được định nghĩa là xe thể thao đa dụng.
- Nếu như xe MPV có kết cấu khung gầm liền (unibody) giống như Crossover thì xe SUV (Sport Utility Vehicle) lại sở hữu khung gầm rời (body-on-frame). Chi tiết này đồng nghĩa với việc phần thân vỏ và khung gầm của xe SUV không liền thành một khối mà được tách rời ra ngay từ khâu sản xuất, sau đó mới lắp ráp lại với nhau. Sự khác biệt này khiến xe MPV có trọng lượng nhẹ hơn so với mẫu xe SUV. Vì vậy, MPV chỉ chứa động cơ vừa đủ (tối đa là V6) trong khi đa số các xe SUV sẽ sử dụng động cơ V8 với dung tích lớn.
- Nhờ sự kết hợp giữa trọng lượng nhẹ và động cơ nhỏ gọn nên MPV vận hành sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều nhiên liệu hơn. Ngoài ra, MPV thường có gầm cao hơn xe Sedan nhưng thấp hơn CUV hay SUV. Những ưu điểm này giúp cho MPV phù hợp với khách hàng có nhu cầu mua xe du lịch hoặc chở hàng hóa. Trong khi đó, thiết kế gầm rời kết hợp động cơ mạnh mẽ mang đến cho mẫu xe SUV khả năng vận hành vượt trội trên mọi địa hình khác nhau, phù hợp với những người ưa thích lái off-road.
So sánh xe MPV và SUV về thiết kế ngoại thất
- Bên cạnh cấu trúc xe, MPV và SUV còn có thể dễ dàng nhận diện qua sự khác biệt về thiết kế ngoại thất. Xe MPV sở hữu cửa trượt hai bên cùng 1 khoang cabin với thân xe vuông vức và nắp capô ngắn. Còn dòng xe SUV sở hữu các cánh cửa mở sang ngang với thiết kế 2 khoang, nắp capô dài cùng khoang động cơ đặt tách biệt hẳn so với khoang cabin. Sau sự bùng nổ của xe 4 cửa, các nhà sản xuất đã ngừng ra mắt các mẫu xe SUV 2 cửa từ năm 2010.
- Sự khác biệt về ngoại thất này đem lại cho dòng xe SUV vẻ mạnh mẽ, khỏe khoắn, phù hợp với những người yêu thích thể thao. Ngược lại, kiểu dáng thiết kế của xe MPV không được quá chú trọng, cầu kì như xe SUV mà tập trung vào tính thực dụng để phù hợp với nhu cầu sử dụng chở hàng hóa. Xe MPV tận dụng khí động học với phần đầu của xe ngắn với thân thuôn dài, to và cao hơn giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
So sánh xe MPV và SUV về không gian nội thất
- Xe MPV có khoang nội thất rộng rãi hơn bất kỳ kiểu ô tô nào trên thị trường hiện nay nhờ vào thiết kế tận dụng tối đa không gian. Khi đặt chung với các mẫu SUV cùng kích thước, dù là xe MPV nhỏ thì cũng có khoang hành lý rộng rãi hơn hẳn. Do đó, người dùng có thể cân nhắc yếu tố không gian nội thất để đưa ra quyết định mua xe phù hợp. Đặc biệt, một số mẫu xe MPV hiện nay còn được ra mắt với khả năng tháo rời hoặc xoay ghế để mở rộng không gian nội thất.
- Nếu người dùng tập trung vào không gian và sự thoải mái, thì có thể cân nhắc chọn lựa một chiếc xe MPV với thiết kế rộng rãi. Đối với những khách hàng, gia đình thích đi du lịch với việc di chuyển đến nhiều địa hình khác nhau (tính năng off-road) thì một chiếc xe SUV 7 chỗ có thể đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển xa với nhiều hành lí đi kèm.
So sánh xe MPV và SUV về mục đích sử dụng
Theo thiết kế, hàng ghế sau của dòng xe MPV có thể gập xuống, giúp chủ xe chuyển đổi linh hoạt chức năng vừa là phương tiện di chuyển hàng ngày vừa có thể chở hàng. Thông thường, mẫu xe này được thiết kế gồm 7 chỗ ngồi, đôi khi là 8 chỗ, vừa cho người lớn. Như vậy, người dùng có thể sắp xếp các hàng ghế để phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng. Đối với những dòng xe MPV có từ 9 - 16 chỗ (hay được gọi là xe van), chủ xe thường sử dụng với mục đích kinh doanh vận tải hành khách hoặc trong các doanh nghiệp lớn.
Còn dòng xe SUV là loại xe gia đình với khung xe tải nhẹ. Sở hữu hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian và bán thời gian ưu việt, động cơ mạnh mẽ cùng khả năng tăng tốc vượt trội, các mẫu xe SUV chinh phục được mọi địa hình, kể cả trên các cung đường gồ ghề và khúc khuỷu. Hơn nữa, SUV sở hữu khung gầm cao cũng giúp chủ xe hạn chế việc bị đau cơ, mỏi tay khi phải điều khiển vô lăng trong thời gian dài.
- Crossover: Hay còn được gọi dưới cái tên CUV, là phiên bản tiết kiệm nhiên liệu và tiện nghi hơn so với SUV. Tuy nhiên, khả năng vượt qua các địa hình khó khăn sẽ không mạnh mẽ vượt trội như các mẫu thuộc dòng xe SUV.
- Dòng xe SUV cỡ lớn: Đây là mẫu xe có kích thước lớn nhất trong các loại xe SUV được sản xuất hiện nay. Nhờ vào tính năng off-road vượt trội, những mẫu SUV cỡ lớn này thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.
- Dòng xe SUV cỡ trung: Một số xe SUV cỡ trung được thiết kế dựa trên kết cấu xe bán tải nhỏ/cỡ trung hoặc xe du lịch.
- Dòng xe SUV cỡ nhỏ: Các xe thuộc loại này thường có cấu trúc của một chiếc crossover nhỏ gọn hoặc xe du lịch loại C.
- Mini SUV: Đây là loại xe SUV cỡ nhỏ nhất. Những mẫu SUV dưới 3.400mm được nhiều người Nhật Bản ưa chuộng vì mức thu thuế sẽ thấp hơn đáng kể.
Thị trường ô tô Việt Nam đang ngày phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng càng trở nên đa dạng hơn. Dựa trên những tiêu chí như cấu trúc, thiết kế nội ngoại thất và mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn giữa 2 dòng xe MPV và SUV và tìm ra mẫu ô tô phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của mình. Sở hữu những điểm mạnh riêng, cả MPV và SUV đều sẽ mang đến những trải nghiệm tối ưu cho người sử dụng.